Facebook Zalo youtube
0917 886 177

Doanh nghiệp được cấp giấy phép “gỗ hợp pháp” sẽ miễn trừ kiểm định khi vào EU

Hiện tại, Việt Nam và EU đang đi đến thoả thuận về Hiệp định Đối tác tự nguyện VPA. Theo đó, các lô hàng gỗ và sản phẩm từ gỗ của Việt Nam nếu đi kèm với giấy phép FLEGT sẽ được miễn trừ quy trình thẩm định pháp lý khi xuất khẩu vào thị trường EU.

Hội thảo tổng kết dự án: “Thúc đẩy chương trình FLEGT tại vùng Đông Nam Á thông qua sự tham gia chủ động của các tổ chức xã hội – CSO”.

Mới đây, dự án: “Thúc đẩy chương trình FLEGT tại vùng Đông Nam Á thông qua sự tham gia chủ động của các tổ chức xã hội – CSO” đã tổng kết và đánh giá hiện trạng tuân thủ quy định khai thác gỗ hợp pháp của các hộ gia đình trồng rừng, mua bán, vận chuyển và chế biến gỗ trên địa bàn 8 tỉnh của Việt Nam.
Trước đó, vào ngày 18/11/2016, Cao ủy EU phụ trách Môi trường, các vấn đề hàng hải và thủy sản Vella và Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Nguyễn Xuân Cường đã tuyên bố kết thúc đàm phán giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EU) đối với Hiệp định Đối tác Tự nguyện (VPA) về Thực thi Lâm luật, Quản trị và Thương mại Lâm sản (FLEGT).
Mục đích của đàm phán Hiệp định VPA là hai bên đã đạt được một thoả thuận hợp tác, tăng cường gỗ và sản phẩm từ gỗ của Việt Nam vào thị trường EU có nguồn gốc hợp pháp, thông qua giấy phép FLEGT của Việt Nam, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp chế biến gỗ của Việt Nam mở rộng xuất khẩu gỗ và sản phẩm từ gỗ vào thị trường này.
Để thực thi Hiệp định, Việt Nam sẽ phát triển Hệ thống đảm bảo gỗ hợp pháp Việt Nam (VNTLAS) và các biện pháp khác được nêu trong Hiệp định, bao gồm cả quy định luật pháp cụ thể nhằm đảm bảo tính hợp pháp của gỗ nhập khẩu, tăng cường các cơ chế hiệu quả nhằm phát hiện những vi phạm, đồng thời bảo đảm việc thực thi pháp luật và sự tham gia của các bên liên quan trong quá trình thực thi Hiệp định.
Các lô hàng gỗ và sản phẩm gỗ xuất khẩu của Việt Nam vào EU sẽ đi kèm với giấy phép FLEGT và không cần phải qua quy trình thẩm định pháp lý theo các điều khoản nêu trong Quy định về Lâm sản của EU, là quy định về việc nghiêm cấm đưa gỗ phi pháp vào thị trường EU. Hiệp định này sẽ xúc tiến thương mại gỗ và các sản phẩm gỗ hợp pháp giữa Việt Nam và EU, qua đó đóng góp vào công tác quản lý rừng bền vững cũng như sự phát triển bền vững của ngành công nghiệp gỗ Việt Nam.
EU không nhập khẩu gỗ khai thác trái phép
Để chống lại vấn đề khai thác gỗ bất hợp pháp, Uỷ ban châu Âu (EU) và Việt Nam đã đàm phán Hiệp đinh VPA với nội dung chính là nếu Việt Nam xây dựng được Hệ thống đảm bảo gỗ hợp pháp để xác minh và cấp giấy phép FLEGT cho các lô hàng xuất khẩu sang EU thì sẽ được miễn trừ kiểm định và tự do lưu thông trong Châu Âu.
Đối tượng của Hiệp định này bao gồm toàn bộ gỗ và sản phẩm từ gỗ sản xuất tại Việt Nam hay do Việt Nam nhập khẩu. Trong đó, có cả rừng trồng và rừng tự nhiên, gỗ bị tịch thu (theo những điều kiện cụ thể), gỗ khai thác tại vườn nhà, nông trại, cây trồng phân tán và gỗ cao su.
Chính vì vậy, việc đàm phán thành công Hiệp định VPA sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp xuất khẩu gỗ của Việt Nam.
Khai thác gỗ trái phép vẫn “tràn lan”
Tuy nhiên, Việt Nam vẫn là một trong những quốc gia xảy ra tình trạng khai thác gỗ trái phép, gỗ lậu ,.. Đặc biệt, Việt Nam là quốc gia duy nhất phân biệt giữa gỗ tự nhiên và gỗ rừng trồng. Vì vậy, các hộ gia đình trồng gỗ được toàn quyền quyết định với số gỗ họ trồng mà không cần phải chứng nhận hay cấp phép nên khó có thể quản lý.
Trên thực tế, chỉ 10% các hộ trồng rừng tại tỉnh Phú Thọ có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Do đó, gỗ khai thác trên các diện tích đất này cũng không đảm bảo tính hợp pháp.
Ngoài ra, các hộ gia đình này cũng thiếu kiến thức về các quy định pháp luật, phương pháp khai thác, vận chuyển để đảm bảo tính hợp pháp của sản phẩm gỗ. Đồng thời, Việt Nam cũng chưa có Hệ thống quản lý rừng quốc gia nên khó có thể Đàm phán với EU về Hệ thống đảm bảo gỗ hợp pháp như các quốc gia ASEAN khác bao gồm: Malaysia hay Indonesia.

Theo Nguồn: Nguyễn Thắm – Bizlive.vn

English